Tác hại thiếu muối

CƠ THỂ SẼ THẾ NÀO NẾU THIẾU MUỐI?
“Muối đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cân bằng nước trong và ngoài tế bào, trong lòng mạch máu, có chức năng duy trì áp lực thẩm thấu, duy trì điện thế tế bào và dẫn truyền xung động thần kinh. Khi được cung cấp lượng muối phù hợp, cơ thể có thể đảm bảo thăng bằng kiềm toan, ngăn ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm”.
1/ NHU CẦU MUỐI VÀ “THÓI QUEN” ĂN MUỐI
Khi các bạn xem một bài viết nào đó về dinh dưỡng, ăn nọ uống kia … để CSSK, thường thì các bạn luôn thấy những con số, những gam lượng v.v. Đây là cách khoa học muốn chứng minh rằng đó là cơ sở khoa học, nhưng xét cho cùng nó lại trở thành “không có cơ sở khoa học”; bởi lẽ:
1.1. Nhu cầu về muối mỗi người mỗi khác, không thể áp dụng một cách thiếu khoa học là lấy một hàm lượng cho tất cả mọi người. Cùng một món ăn, nhưng người này thấy mặn, người kia thấy nhạt, người nữa lại thấy vừa miệng … đây là biểu hiện vị giác của cơ thể để ta đáp ứng nhu cầu muối cho mình.
2.1. Không ai và gia đình nào lại cứ luôn phải dùng dụng cụ để đong đo muối cho những bữa nội trợ hàng ngày, mà chỉ nêm ước chừng thôi; cho nên những chỉ số gam lượng ra vẻ khoa học kia chả có giá trị thực tiễn gì.
3.1. Bạn ăn muối ở mức độ thấy vừa miệng, chính là “mức độ” muối cơ thể đang cần nạp vào sao cho phù hợp. Điều quan trọng là bạn lắng nghe, cảm nhận những tín hiệu từ cơ thể để điều chỉnh, cân bằng lại tất cả những gì liên quan đến sự sống và sức khỏe, trong đó có muối.
2/ HẬU QUẢ KHI CƠ THỂ THIẾU MUỐI?
Lượng muối phù hợp với cơ thể con người phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe, lao động - hoạt động thể lực … Với những người trưởng thành có sức khỏe bình thường, việc tự ý cắt giảm muối có thể là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Nếu không được đáp ứng đầy đủ lượng muối cần thiết, cơ thể có thể đối mặt với những vấn đề:
1.2. Thiếu chất điện giải: Trong mồ hôi, nước mắt, nước tiểu của con người đều có muối. Do đó, chế độ ăn thiếu muối có thể gây thiếu điện giải, rối loạn chuyển hóa, giảm thể tích máu…
2.2. Tụt huyết áp: Khi natri máu giảm, áp lực thẩm thấu trong lòng mạch máu bị giảm khiến huyết áp giảm. Hệ lụy của giảm huyết áp là khiến cơ thể mệt mỏi, suy kiệt do các cơ quan quan trọng như não, gan, thận… thiếu oxy và các chất dinh dưỡng.
3.2. Phù não: Thiếu muối khiến lượng natri máu của cơ thể hạ quá mức bình thường làm cho nhu mô não bị phù với các dấu hiệu như: đau đầu, chóng mặt, rối loạn ý thức, mất tập trung, buồn nôn… Lượng natri trong máu giảm nhanh và đột ngột có thể xuất hiện các triệu chứng nặng như hôn mê, co giật…
4.2. Phù toàn thân: Chế độ ăn thiếu muối khiến lượng natri máu giảm, làm cho nước tự do thoát ra ngoài khoảng kẽ khiến cơ thể bị phù tay, phù chân hoặc nguy hiểm hơn là phù toàn thân.
5.2. Suy giảm chức năng hệ cơ: Các biểu hiện suy giảm chức năng hệ cơ như mỏi cơ, chuột rút, kiến bò, liệt cơ… là dấu hiệu cơ thể thiếu muối gây hạ natri máu. Thường thiếu muối, cơ thể cũng sẽ thiếu theo một số chất khoáng, vi lượng … do ảnh hưởng đến qúa trình chuyển hóa của cơ thể.

 Nếu bị thiếu muối ít, cơ thể sẽ tự thích ứng bằng cách làm giảm đào thải natri qua nước tiểu và mồ hôi. Cơ thể cũng sẽ có cảm giác thèm ăn mặn hơn nên sẽ sớm có được lượng muối cần thiết trong cơ thể. Thiếu muối nhiều thì có thể dẫn tới chuột rút, hoa mắt, chóng mặt, có thể dẫn tới hôn mê và tử vong. Thiếu muối nặng thường gặp ở những người ra quá nhiều mồ hôi do tập thể thao, lao động nặng hoặc bị tiêu chảy nặng mà không được bù nước và muối hợp lý, kịp thời.” 
 Bạn tự suy luận để có thể hiểu: “rằng, gây nên các loại bệnh tật nói chung, bệnh tim mạch và thận nói riêng có liên quan đến muối là do “ăn nhạt” hay là do “ăn mặn”. Đừng nghe ai đó khuyên để rồi cố gắng “ăn nhạt, kiêng muối”, hậu quả sẽ khôn lường.

#sahu