Sổ giun, sán

SỐ CÁCH DÂN GIAN SỔ GIUN HIỆU QUẢ

  1. Hạt ngò rí
    giã nhuyễn, nặn thành thỏi nhỏ để nhét vào hậu môn trẻ lúc ngủ, để suốt đêm. Cần làm như vậy 3 đêm liền sẽ có kết quả để trị giun kim.
  2. Hạt bí
    Xay hạt bí sống uống hoặc lột vỏ ăn sống (còn lớp lụa xanh bám trên nhân hạt), uống/ ăn liên tục 5-7 ngày lúc bụng đói vào mỗi sáng sớm sẽ có hiệu quả cao hơn (tẩy giun đũa, giun kim, giun mốc)
  3. Quả đu đủ
    Ăn đu đủ chín vào buổi sáng lúc đói liên tục 3 - 5 hôm (tẩy giun sán hiệu quả). Ăn nguyên hạt đu đủ chín nhé!
  4. Rau sam
    Rau sam tươi 300g giã vắt lấy nước nấu lên thêm ít muối hoặc đường. Ngày uống 2 lần khi đói vào buổi sáng (nhịn ăn sáng), uống liền 3 ngày là 1 liệu trình. Uống 1-3 liệu trình/ tháng.
  5. Tẩy giun bằng củ tỏi
    Tỏi có thể được dùng để trị giun kim. Bạn dùng tỏi khô bóc vỏ, giã nhỏ rồi cho nước sôi để nguội vào hòa với tỉ lệ 1/10, sau đó ngâm tỏi trong nước từ 1-2 giờ đồng hồ. Tiếp đó, bạn lọc bỏ bã tỏi, lấy nước, cho lòng đỏ trứng gà vào trộn đều. Sử dụng dung dịch này thụt rửa hậu môn hàng ngày liên tục từ 3-5 ngày để trị giun kim.
    Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng tỏi giã nát trộn với dầu vừng hoặc dầu lạc bôi vào hậu môn để trị giun kim.
  6. Tẩy giun bằng lá mơ lông
    Lấy một nắm lá mơ lông (mơ tím), rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước cốt, cho vài hạt muối vào hòa tan rồi uống. Nước cốt lá mơ này tẩy giun đũa rất hiệu quả.
    Nếu bị nhiễm giun đũa thì lấy khoảng 50g lá mơ rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt cho thêm một ít muối hòa tan rồi uống. Uống vào buổi sáng lúc đói, sau 2-3 ngày giun sẽ ra hết.
    Ngoài ra có thể lấy 30g lá mơ long tươi (cả lá và ngọn) rửa sạch, cho thêm 50ml nước sôi để nguội, thụt vào hậu môn trước khi đi ngủ sẽ trị được giun kim.
  7. Trái trâm chữa giun đũa
    Quả trâm bầu với lá mơ tía lượng bằng nhau, thái nhỏ, trộn đều, thêm bột vào làm bánh, hấp lên, ăn vào sáng sớm lúc đói sẽ giúp bạn “đánh tiêu” giun.

Cách làm khác:
Lấy từ 5 -10 hạt trâm bầu (khoảng 7-14g) đem nướng hoặc sấy khô hạt cho chín, dậy mùi thơm ăm kèm với chuối chín. Ăn liên tục trong 3 ngày sẽ hết giun kim. Đây là cách chữa giun kim ở trẻ em cực hay mà các mẹ nên áp dụng cho bé yêu nhà mình.

  1. Chữa giun đũa và sán làm đau bụng, miệng ứa nước trong: Hạt Cau khô thái nhỏ 80g cùng 2 bát nước, sắc lấy 1 bát, chia uống dần trong 1 giờ cho hết. Hoặc sáng sớm ăn 80g hạt Bí ngô đã rang chín, sắc 80g hạt Cau với nước, lấy 600ml. Uống nước sắc hạt Cau sau khi ăn hạt Bí 2 giờ, sau đó uống thuốc tẩy để sổ giun sán ra.
    Để tẩy giun, hạt ở dạng bột dùng từ 1-2 thìa trà. Ở dạng chiết xuất thành chất lỏng là khoảng 3,56 ml
    hoặc
    Giun đũa, sán dây: Cau 30g, hạt Bí ngô 30g sắc uống.
    Trục giun đũa: Dùng 21 hạt Cau sao tán nhỏ, nhịn ăn, chia uống làm 2-3 lần trong một ngày với nước sắc vỏ quả Cau làm thang (Bách gia trân tàng).

Bài thuốc trị sán chó + ký sinh trùng + các loại giun:
10 hạt cau tươi hoặc khô + vỏ 1 trái lựu + hạt đu đủ. Nấu chung 1 lít nước. (Có thể chỉ dùng mỗi mình hạt cau)
Mỗi ngày uống 100 ml buổi sáng bụng đói và khoảng 1 tiếng sau mới ăn lại. Còn dư để tủ lạnh dùng dần uống liên tục buổi sáng cho đến hết nước.
Hoặc lấy rượu ngâm hạt cau 1 muỗng pha 1 ly nước ấm uống buổi sáng bụng đói. Uống liên tục 5-7 ngày

  1. Chữa giun sán chó, mèo
    Hái cây nghể răm (rau răm nước): hái cây nghể răm phơi âm can (phơi râm), rồi đem sao hạ thổ. Mỗi ngày lấy 1 nắm (khô thì 30g, tươi thì 50g) đun 1 lít nước trong vòng 20-30 phút sôi uống 3 lần/ ngày. Uống 2-3 tuần liên tục là làm sạch sán trong ruột.

  2. Ép nước dứa và củ cải trắng uống vừa làm sạch thành mạch máu, làm sạch đường ruột, diệt kí sinh trùng.


CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC TRỊ GIUN SÁN
(Nguồn: siêu tầm)
Mình chọn lọc các thông tin cơ bản từ cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của tác giả Đỗ Tất Lợi để mọi người có hình dung ban đầu. Muốn tìm hiểu kỹ hơn thì tham khảo thêm trong sách. Tác giả có trình bày rất chi tiết gồm mô tả đặc điểm cây, vùng trồng, thời vụ, chăm sóc, các nghiên cứu liên quan và công dụng của từng loại cây.

  1. CÂY DẦU GIUN
    Trị giun đũa
    Tên khác: cây rau muối dại, cây cỏ hôi, cây thanh hao dại, thổ kinh giới.
    Tên khoa học: chenopodium ambrosioides
    Chú thích về tên: tên cây dầu giun là tên mới đặt vào khoảng năm 1939-1940 vì cây này cho tinh dầu chữa giun. Có chữ dầu vì để phân biệt với cây sử quân tử có tên khác là cây giun.
    Phân bố và thu hái: mọc tự nhiên ở vùng nhiệt đới. Ở VN mọc khắp Bắc bộ, Trung bộ, ở Bắc bộ mọc khỏe hơn. Cây dầu giun ưa đất phù sa bồi, mọc tự nhiên ở hai bên bờ sông Hồng, từ Vĩnh Phúc tới Hà Nam, ven biển tỉnh Thái Bình, Hải Phòng (Đồ Sơn). Mọc vào các tháng 6, 7 thành từng bãi rất rộng. Ở ven sông vùng Hà Nội có rất nhiều. Sapa, Đà Lạt cũng có.
    Cây mọc dại từ đầu mùa xuân, đến giữa mùa hè thì ra hoa kết quả (6 tháng); tháng 8, 9 quả chín, hạt rụng xuống đất. Rồi cây bị đất phù sa tràn ngập, thối chết, những hạt bị vùi xuống đất đến mùa xuân lại mọc lên.
    Thành phần hóa học:
    Hoạt chất của cây dầu giun là tinh dầu giun. Tinh dầu giun cất từ cả cây hoặc từ hạt. Hiệu suất của hạt từ 0,65 % - 1%, trong khi của cây chỉ 0,35%.
    Tinh dầu giun mùi hăng, vị nóng, đắng, màu vàng nhạt.
    Giá trị của tinh dầu giun do tỉ lệ atcaridol quyết định. Tinh dầu giun dùng làm thuốc phải có ít nhất 60% và nhiều nhất 80% atcaridol. Cách xác định hàm lượng chất này được nêu rõ trong cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS Đỗ Tất Lợi.
    Tác dụng sinh lý:
    Tinh dầu độc ở liều lượng tương đối thấp do tác dụng suy yếu đối với tim, nó còn có tác dụng hạ huyết áp và hại nhịp thở.
    Liều mạnh nó làm ống tiêu hóa bị xót, hay buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt, ù tai, hoa mắt, lạnh đầu ngón chân tay. Có trường hợp chết do trung khu hô hấp bị tê liệt.
    Tinh dầu giun có tác dụng với giun đũa, giun mỏ nhưng ko có tác dụng với sán và giun kim.
    Không nên dùng cho người già, phụ nữ có thai, và người yếu.
    Liều dùng:
    Ngày uống 30-50 giọt chia làm 2 hay 3 lần (nhỏ trên 1 miếng đường), hai giờ sau khi uống hết tinh dầu, uống một liều thuốc tẩy muối magie sunfat hoặc uống cả 30 -50 giọt ngay một lần hòa tan trong 30ml dầu thầu dầu.
    Trẻ em tùy độ tuổi uống 10 – 20 giọt một ngày.
  2. HẠT BÍ NGÔ
    Chữa sán
    Công dụng và liều dùng:
    Thường chiều hôm trước ngày uống thuốc, thụt hoặc uống thuốc tẩy muối nhẹ.
    Hạt bí ngô có thể uống theo 1 trong 2 cách sau đây:
  3. Bóc hết vỏ cứng của hạt bí ngô, để nguyên màng xanh ở trong. Người lớn dùng 100g nhân, giã nhỏ trong cối, có thể dùng 50-60ml nước để tráng sạch cối, thêm vào 50-100g mật hay xiro hoặc đường và trộn đều.
    Bệnh nhân ăn vào lúc đói, hết cả liều này trong vòng 1 giờ, nằm nghỉ, 3 giờ sau uống thuốc tẩy muối, đi ngoài trong 1 chậu nước ấm.
    Trẻ con 3 -4 tuổi ăn 30g, 5-7 tuổi ăn 50g, 7-10 tuổi ăn 75g.
    Nếu sau khi uống hạt bí ngô lại uống tiếp cao dương xỉ đực thì tác dụng mạnh hơn. Chỉ uống cao dương xỉ sau khi đã uống hạt bí ngô được 1 giờ sẽ uống thuốc tẩy muối.
    Có khi người ta chế hạt bí ngô thành bột đã loại chất béo đi rồi. dùng uống với liều 60-80g cho người lớn, 30-40g cho trẻ con. Thêm vào bột một ít nước rồi uống hết trong vòng 15-20 phút rồi theo cách trên.
    Uống phối hợp với nước sắc hạt cau. Do nghiên cứu thấy nước sắc hạt cau có tác dụng làm tê liệt sán bò và sán lợn nhưng chỉ mạnh đối với đầu con sán và những đốt chưa thành thuộc, trái lại hạt bí ngô có khả năng làm tê liệt khúc giữa và khúc đuôi con sán, cho nên các nhà y học TQ dùng như sau:
    Sáng sớm: lúc đói bụng ăn 60-120g hạt bí ngô (Cả vỏ), nếu bỏ vỏ đi rồi chỉ ăn 40-100g. 2h sau uống nước sắc hạt cau (trẻ con từ 10 tuổi trở xuống uống 30g, phụ nữ và đàn ông bé nhỏ uống 50-60g, người lớn 80g) chế như sau: cho hạt cau với liều nói trên vào đun với 500ml nước , sắc cạn còn 150-200ml. nhỏ dung dịch gelatin 2,5% vào cho đến khi hết kết tủa (để loại hết tannin đi) để lắng gạn và lọc. đun cho còn 150-200ml. nửa giờ sau khi uống hạt cau sẽ uống một liều thuốc tẩy (30g magie sunfat). Nằm nghỉ, đợi thật buồn đi ngoài, đi vào một chậu nước âm ấm, nhúng cả mông vào.
  4. Cách 2:
    Vỏ bí ngô để cả vỏ cứng giã hay xay nhỏ bằng cối xay thịt, thêm 2 thể tích nước và đun lửa nhẹ hoặc đun cách thủy trong 2 giờ, lọc qua gạc. Hớt bỏ lớp dầu ở trên mặt. có thể thêm đường.
    Uống hết trong vòng 20-30 phút vào lúc đói (hôm trước đã tẩy hay thụt) 2 giờ sau khi uống hết, uống một liều thuốc tẩy muối.
    Người lớn uống 300g hạt để cả vỏ, trẻ con dưới 5 tuổi 50-70g, 5-7 tuổi 100, 7-10 tuổi 150g (theo cách làm đã nêu)
  5. TỎI
    Dùng chữa giun kim
    Sử dụng dung dịch tỏi 10% để thụt hậu môn
  6. CAU
    Trị sán. Dùng cẩn thận vì có độc
    Hạt cau thường được dùng làm thuốc chữa giun sán cho súc vật như chó với liều 4g.
    Nếu dùng chữa cho người: phối hợp với hạt bí ngô

Cách khác: cau non, mỗi sáng nhai quả cau non rồi nuốt lấy nước, nhai khi bụng đói. Nhai 1-3 quả cau non.
Vừa xổ giun lại vừa tốt cho dạ dày bị chứng ợ chua, trào ngược dạ dày.
5. CÂY THẠCH LỰU
Tên khác: bạch lựu, tháp lựu, lựu chùa Tháp
Dùng thân, vỏ cành, vỏ rễ phơi khô hay sấy khô, có thể dùng vỏ quả lựu phơi hay sấy khô.
Làm thuốc chữa sán (phụ nữ có thai và trẻ em không dùng được). nên dùng vỏ rễ lựu vì có tác dụng nhiều đối với sán trong ruột mà không làm mệt người. tuy nhiên uống cả vỏ hơi khó uống.
Nên chọn vỏ mới đào, nếu dùng vỏ rễ khô thì cần ngâm nước vài giờ trước khi pha chế.

  • Thuốc chữa sán theo dược thư của Pháp:
    Vỏ lựu khô tán vừa phải: 60g
    Nước cất: 750g
    Cần ngâm bột trong 6 giờ. Sau đó sắc còn 500g rồi gạn và lọc.
    Sáng sớm uống thuốc này chia làm 2 lần hay 3 lần, cứ cách nửa giờ uống một lần, sau khi uống liều cuối cùng được 2 giờ thì uống liều thuốc tẩy. khi uống thuốc cần nằm nghỉ, nhắm mắt lại cho đỡ mệt.
  • Đơn thuốc chữa sán có phối hợp với thuốc tẩy
    Vỏ rễ lựu: 40g
    Đại hoàng: 4g
    Hạt cau: 4g
    Nước 750ml sắc còn 300ml
    Tối hôm trước nhịn đói, sáng sớm hôm sau uống thuốc này, chia làm 22-3 lần uống. trong khi uống thuốc cần nằm nghỉ. Đợi khi nào thật buồn đi ngoài hãy đi, nhúng mông hẳn vào một chậu nước âm ấm để sán ra hết.
  1. SỬ QUÂN TỬ
    Tên khác: cây quả giun, quả nấc, sứ quân tử.
    Tên khoa học: Quisqualis indica L.
    Ta dùng quả chín hay nhân chín phơi hay sấy khô
    Công dụng và liều dùng:
    Vị ngọt, tính ôn, ko có độc
    Được dùng để chữa giun đũa
    Liều dùng: 3-5 nhân cho trẻ em, 10 nhân cho người lớn, tối đa 30g. 3 giờ sau khi uống, thì uống 1 liều thuốc tẩy, có thể dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc giun khác như hạt cau, thuốc tẩy (đại hoàng)
    Thuốc cam giun giúp tiêu hóa:
    Nhân sử quân tử sao cho vàng thơm và giòn, tán nhỏ thành 2 phần, thóc ngâm cho nẩy mầm, sao vàng nửa phần. tất cả tán nhỏ, trộn đều, sấy khô. Có thể thêm đường vào trộn thành bánh. Dùng cho trẻ em bị giun, gầy còm, kém ăn, ăn không tiêu, da vàng, miệng hay chảy nước rãi. Ngày uống 1 -2 thìa cà phê bột này, hòa vào nước cháo hay mật ong.
  2. CÂY KEO GIẬU
    Tên khác: bồ kết dại, cây muồng, cây táo nhân
    Tên khoa học: Leucaena glauca Benth.
    Ta dùng hạt. rang hạt cho đến khi nở, tán bột.
    Trẻ con: 10-15g
    Người lớn: 25-50g
    Uống 3 sáng liền lúc đói
  3. CÂY BÁCH BỘ
    Tên khác: cây đẹt ác, dây ba mươi
    Tên khoa học: Stemona tuberose Lour.
    Ta dùng rễ phơi hay sấy khô
    Rễ củ gồm 10-20 hoặc 30 củ, có khi tới 100 củ, dài 15-20 cm. Màu trắng vàng, vị ngọt, sau rất đắng. Cây mọc hoang khắp nơi: Hà Tây, Hòa bình, Bắc Cạn, Thái Nguyên…
    Mùa thu đông đào củ về rửa sạch phơi hay sấy khô.
    Chữa giun: ngày uống 7-10g, dưới dạng thuốc sắc, uống vào sáng sớm lúc đói, uống 5 ngày liền, sau đó tẩy.
    Chữa giun kim: bách bộ tươi 40g (bằng 20g bách bộ khô), nước 200ml, sắc sôi nửa giờ, cô còn 30ml. Thụt giữ 20 phút. Điều trị luôn như vậy trong thời gian 10 -20 ngày.
  4. XOAN
    Còn gọi là Sầu đâu, xoan trắng, xuyên luyện, khổ luyện, đốc hiên.
    Tên khoa học: Melia azedarach L.
    Ta dùng vỏ thân, vỏ cành to, và vỏ rễ phơi khô hay sấy khô. Vỏ rễ tốt hơn.
    Dùng chữa giun kim và giun đũa, dùng cẩn thận vì có độc.
  5. Dùng hình thức thuốc bột:
    Bóc lấy vỏ xoan, cạo bỏ lớp vỏ nâu bên ngoài, chỉ lấy lớp vỏ lụa. Sao cho hơi vàng đỡ mùi hăng rồi tán nhỏ. Chia thành từng gói 0,7 – 1g. Liều dùng như sau:
  • Trẻ từ 1 tuổi trở xuống: ngày uống 0,15 – 0,20g.
  • Trẻ em 2 tuổi: ngày uống 0,20 – 0,25g.
  • Trẻ em từ 3 tuổi: ngày uống 0,25 – 0,35g.
  • Trẻ em từ 4 tuổi: ngày uống 0,35 – 0,50g.
  • Trẻ em từ 5 tuổi: ngày uống 0,7 – 1g.
  • Trẻ từ 10 tuổi trở xuống: ngày uống từ 1 – 1,5g.
  • Trẻ từ 15 tuổi trở xuống: ngày uống từ 1,5 – 2g.
  • Người lớn: ngày uống từ 2 – 3g bột.
    Uống liền 3 sáng vào sáng sớm, lúc đói. Lấy chuối chấm bột cho dễ uống.
  1. Dùng hình thức thuốc sắc:
    Vỏ lấy về cạo bỏ lớp vỏ nâu bên ngoài, thái nhỏ, phơi khô và sao cho bớt mùi hăng, sắc 4 nước, mỗi lần đun sôi và giữ sôi 1 giờ rưỡi tới 2 giờ. Cô các nước sắc lại sao cho có trọng lượng bằng vỏ ban đầu, ví dụ 1kg vỏ thì cô được 1 lít nước. sau đó thêm cùng thể tích (1 lít) xiro đơn. Trộn đều, uống liều như sau:
  • Trẻ em từ 1 -2 tuổi: uống 20ml tương ứng với 10g vỏ khô.
  • 3 – 5 tuổi: uống 30ml, tương ứng với 15g vỏ khô.
  • 6 – 9 tuổi: uống 40ml, tương ứng với 20g vỏ khô.
  • 16 – 19 tuổi: 65ml, tương ứng với 32,5g vỏ khô.
  • 19 tuổi trở lên: uống 75 – 80ml, ứng với 37,5 tới 40g vỏ khô.
    Uống vào lúc sáng sớm, lúc đói. Nhịn ăn đến trưa thì ăn uống bình thường, chỉ uống 1 buổi sáng.
    (ngoài diệt giun, còn dùng lá sắc để trừ sâu hại: lá cây 4kg + 10 lít nước, phun lên những cây bị sâu bọ ăn hại. Còn để lá xoan vào chum đựng các loại hạt như hạt đậu để tránh mối mọt, hoặc nấu nước tắm cho xúc vật như trâu, bò, ngựa để chữa ghẻ. )
  1. CÂY THÙN MŨN
    Còn gọi là cây chua meo, cây phi tử, cây chua ngút – vốn vén, tấm cùi (Thổ), xốm mun (Thái).
    Tên khoa học: Embelia ribes.
    Người ta dùng quả phơi hay sấy khô. Khi quả chín, hái về, xát vỏ, phơi khô; khi dùng tán nhỏ. Vị lúc đầu ngọt, sau chua và hơi tê tê.
    Dùng hạt trị giun đũa, giun kim, sán sơ mít.
    Tối hôm trước nhịn, sáng sớm hôm sau uống 5g bột trộn với mật hoặc đường.
    Trẻ con uống 2 -2,5g.

  2. CÂY CHÂN BẦU
    Tên khác: chưng bầu, song ke.
    Tên khoa học: combretum quadrangulare
    Người ta dùng quả và vỏ cây chân bầu.
    Nhân dân miền Nam và Campuchia thường dùng quả làm thuốc chữa giun đũa, dùng phối hợp với lá mơ tam thể Paederia tomentosa. Thái nhỏ hai thứ, trộn đều thêm bột và nước làm bánh, ăn vào sáng sớm lúc đói.
    Có khi người ta dùng chất nhớt ở vỏ những cành non để làm thuốc giun như trên.

  3. CÂY MẮC NƯA
    Còn gọi là mặc nưa.
    Tên khoa học: Diospyros mollis Griff. Thuộc họ thị.
    Hạt mặc nưa được dùng chữa giun. Ngày cho ăn 6 -10 hạt.

  4. RAU SAM
    Thuốc trừ giun kim: rau sam tươi 50g, rửa sạch, thêm ít muối, giã nát, vắt lấy nước, thêm ít đường vào cho dễ uống. Uống liên tiếp 3 -5 ngày.
    Ngoài ra còn 1 số kinh nghiệm gian dân khác như: thịt quả thị ăn nhiều vào lúc đói có thể trị được giun kim. Nước hẹ sắc uống chữa giun kim. Thân và lá nghể dùng làm thuốc chữa giun

  5. Rau sam bay

lá sâm bay: chữa giun kim, giun đũa

Thực hiện: giã hoặc xay vắt nước uống mỗi lần từ 300-500gram lá sâm bay trong 2-3 ngày. Mỗi ngày 2 ly.

Một tuần sau làm lại 1-2 ngày nữa để sổ hết.


Chăm sóc đường ruột khoẻ mạnh cũng góp phần thải giun và kí sinh trùng
(Mẹ Gate - Đông Trà )

(tham khảo, tổng hợp từ nhiều nguồn, tài liệu