Nhận biết và cách trục hàn

Nhận biết và cách trục hàn
I. Người tạng hàn
_ người sợ lạnh, hay bị cảm, huyết áp thấp
_ da mát và ướt
_ mặt mũi hơi xanh
_ sắc môi thẫm, đen, tím, hoặc nhợt nhạt
_ mau mệt
_ tiếng nói yếu ớt đoản hơi, nói năng thều thào không rõ ràng, hoặc nói nhiều đau tức ngực
_ thịt mềm nhẽo,da chảy xệ
_ hay đầy hơi khó tiêu
_ phân nhão nát, sống
_ hay đi đại tiện sáng sớm, hoặc tiểu đêm
_ vã mồ hôi lạnh khi thức
_ sắc mặt nhợt nhạt xanh, vàng, tím tái

II… Các bộ phận nhiễm Hàn

  1. Tâm hàn
    _ ra mồ hôi lạnh không mùi hoặc chua
    _ sắc mặt nhợt nhạt
    _ tức ngực hoặc có lúc đau nhói co thắt ngực
    _ môi sắc xanh tái
    _ tàn nhang nám má, sạm da hiện rõ
  2. Tỳ hàn
    _ ngủ chảy nước dãi hoặc thức nước bọt tiết ra nhiều nhiều lúc không kiểm soát được chảy ra ngoài
    _ rêu lưỡi trắng dày
    _ cạnh lưỡi có dấu chân răng
    _ ăn khó tiêu
    _ phân lỏng
    _ chân tay lạnh
    _ thịt mềm
  3. vị hay dạ dày hàn
    _ đau dạ dày khi ăn đồ lạnh sống khó tiêu , lại dễ bị tiêu chảy
    _ đau bụng thường xuyên
    _ phần thịt dưới chân răng nhợt nhạt hoặc thâm đen tím
    _ không biết đói, không muốn ăn
  4. Tử cung hàn
    _ đau bụng khi có kinh
    _ chậm kinh
    _ kinh thâm đen vón cục
    _ khó đậu thai
    _ chân lạnh
    _ luôn cảm thấy cô đơn, lạnh lẽo, buồn tẻ
  5. phế hàn
    _ mệt mỏi, khó thở
    _ thở không sâu mạnh
    _ đầu mũi nhợt nhạt
    _ dễ cảm lạnh
    _ ra mồ hôi lạnh
    _ tóc phờ phạc
    _ tâm trạng như u buồn
    _ nhạy cảm với thời tiết
    _ sợ lạnh đặc biệt sợ gió
    _ dễ bị ho
    _ chảy nước mũi trong, đờm trắng
  6. Gan hàn
    _ thiếu mạnh mẽ quyết đoán trái lại còn hay lo lắng sợ hãi
    _ dễ chán nản khó quyết theo đến cùng
    _ dễ tỉnh giấc mơ nhiều
    _ đau âm ỉ vùng bụng hoặc hạ sườn
    _ dễ chảy nước mắt
    _ thị lực có thể nhìn mờ nhạt không rõ ràng
  7. Thận hàn
    _ đi tiểu thường xuyên nước tiểu trong
    Có khi vừa uống nước xong đã buồn tiểu
    _ tiểu đêm nhiều
    _ lực đẩy nước tiểu kém, có người đi tiểu xong còn dính xót lại chảy ra quần
    _ vừa ngủ dậy đã vội đi ngoài không chịu được
    _ sinh lý suy giảm
    _ dễ đau mỏi gối, thắt lưng
    _ người yếu sức
    _ chân tay lạnh
    _ chân không khỏe khả năng đi bộ chạy nhảy kém
    _ trẻ em chậm phát triển, người lớn thì chóng già

:heart::heart:Bài thuốc trục hàn:
Mỗi ngày 30 g lá ngải cứu, 5 g gừng tươi đun nước uống.

Tùy thực tế mà gia giảm như
_ tỳ hàn thêm củ riềng
_ thận hàn thêm lá hoặc hạt hẹ
_ phế hàn thêm gừng tươi
_ can hàn thêm vỏ quế
_ vị hàn thêm hạt tiêu
_ tâm hàn thêm tía tô
_ đau nhức trong xương thêm lá lốt
_ ít mồ hôi, bí tiểu thêm hành lá
… lượng phù hợp với thực tế cơ thể
Hoặc áp dụng: 3 tép tỏi đập dập+1 thìa cà-phê muối+ 500ml nước ấm ngâm uống lai rai trong ngày. Hoặc luộc 6-7 củ hành tím với 1 lít nước và uống thêm chút muối cực kỳ ấm tử cung.
Là phụ nữ cần trục hàn và bồi bổ khí huyết.
Chị em nào chưa biết làm gì thì cách tốt nhất trừ hàn là tăng dương khí là: Tắm nắng,đi bộ, chạy bộ…

CÁCH TĂNG THÂN NHIỆT!

  1. Phơi nắng để dương hoá cơ thể, thoát mồ hôi thải độc. Trước sau khi phơi nắng nên uống cốc nước chanh đường muối hoặc trà gừng muối.Ai yếu quá phơi sáng sớm thời gian ngắn trước chứ nó say nắng.
  2. Vận động tự thân đi bộ chạy bộ vừa tăng thân nhiệt tự nhiên, tăng tuổi thọ, trẻ hoá thật sự và đi chân không tiếp đất.
  3. Đánh trục hàn bằng cốt gừng xuyên khung - pp trục hàn sâu trong tủy xương thải độc, lưu thông khí huyết. Tậu 1 em sừng trâu bạc giúp hút hàn cực nhanh.
  4. Ngâm chân, ngâm mông, thảm ngải cứu, xông hơi, ăn tương sắn tamari, máy sấy ( tắm xong sấy liền đặc biệt đi đâu về sấy mạnh vùng cổ), bôi dầu sấy nhấn huyệt dũng tuyền và bàn chân.
    Bên trong:
  • Uống kháng sinh 5 vị, ăn loại rau tăng thân nhiệt: bạc hà, húng quế, rau răm,ngò rí, loại tỏi, hành, nghệ, củ riềng… rau có vị đắng ăn ban ngày. Các loại củ cay ấm ăn tối.

  • Bổ tủy cho máu đủ đầy: đạm+ béo+ gia vị cay ấm ( dầu mè+ bột các loại đậu+ đường mía) vào chiều tốt cho thận tủy tóc trị chân tay lạnh. Ai nước tiểu vàng xin giải màu nước tiểu trong nhạt ra hãy bổ tuỷ.

  • Mùa lạnh ưu tiên thêm béo: bơ hạt điều, bơ hạnh nhân, bơ mè, đậu phộng, dầu mè vào chế độ ăn. Về chiều tối hạn chế ăn đồ: ngọt chua đắng nhóm trái non nếu có ăn ăn ban ngày

  • Ăn nhóm củ: củ môn, khoai từ, củ cải…là nhóm nguyên tố dẫn năng lượng xuống chân làm ấm chân.

  • Thay muối đường công nghiệp tinh luyện bằng muối thô đường tự nhiên…

  • Đường thô chất béo sạch là năng lượng chữa lành nhiên liệu cho cơ thể,béo là ấm tăng thân nhiệt. Đường ngọt ăn ban ngày, béo ăn về chiều bổ tủy tốt cho chiều cao.

  • Khi uống gừng để tăng dương khí nhớ câu " gừng cay muối mặn" thêm gừng để ấm đi xuống chân xuống thận
    Nhưng: Cuối cùng là không uống nước đá, không ăn kem , không tắm đêm,không đứng đầu gió ăn mặc phong phanh.
    Bài lấy từ Anh Toan Anh Phuc và chị Phương và note thêm cho dễ hiểu. Mọi người thấy làm đc cái nào làm trước chuẩn bị mùa nắng rồi. Chăm để mùa lạnh năm sau không còn kêu nữa.