KINH NGHIỆM ỨNG PHÓ THIÊN TAI THỰC TẾ imo

KINH NGHIỆM ỨNG PHÓ THIÊN TAI THỰC TẾ
Bài viết này, tôi mong muốn sẽ trở thành một “sổ tay kinh nghiệm cộng đồng” từ những người đã trải qua thiên tai.

Cụ thể, mong mọi người viết trong bình luận:

  • Tên kinh nghiệm.
  • Mô tả vấn đề, tình huống.
  • Cách xử lý.

Bởi rất nhiều người ở phía Bắc chưa từng đối mặt với những vấn đề trong và sau bão lữ như người miền Trung. Do đó, sẽ dễ rơi vào tình trạng lúng túng và lo lắng.
Các kinh nghiệm rất quý có thể là:

  • Chuẩn bị sinh tồn: nước sạch, phao bơi, gia cố chống bão, thương tích, mất điện và kết nối…
  • Ô nhiễm môi trường và bệnh tật: xác chết động vật, bệnh truyền nhiễm, tiêu chảy…
  • Kinh nghiệm tiếp tế, viện trợ.

Tôi trân trọng nhờ các bạn lan truyền bài viết và góp vào những câu chuyện quý.
Đồng thời tránh những bình luận gây loãng chủ đề.


KINH NGHIỆM 1:
XỬ LÝ SINH TỒN VỚI MEN VI SINH.

  • Vấn đề, tình huống: bị cô lập, có thể bị tiêu chảy và nhiễm trùng vết thương, có thể bị thiếu lương thực.
  • Cách xử lý:
  • Tích trữ men vi sinh, lương khô và nước sạch hoặc hỗ trợ nhau bộ 3 này.
  • Cho vài men vi sinh vào chai nước sạch, cho lương khô hoặc đường vào chai để nuôi vi sinh.
  • Chai nước dùng để chống tiêu chảy, rửa vét thương nhiễm trùng, dùng kéo dài sự sống khi không có lương thực. Khi có nước sạch, lương khô hay đường, có thể tiếp tục bổ sung thêm để “nuôi” tiếp.

KINH NGHIỆM 2:
XỬ LÝ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG SAU LŨ LỤT

  • Vấn đề, tình huống: Xác chết vật nuôi gây thối rữa, ô nhiễm nguồn nước và môi trường.
  • Cách xử lý:
  • Liên hệ các nguồn hỗ trợ vi sinh xử lý môi trường.
  • Đọc hướng dẫn và nhân nuôi tại chỗ với nước (nước ít ô nhiễm)
  • Dùng vi sinh để phun, tưới lên các khu vực ô nhiễm.
  • Trường hợp xấu, có thể pha vi sinh với nước, để lắng vài tiếng và dùng nước để tắm rửa, giảm nguy cơ nhiễm hại khuẩn.

Ảnh: những chai nước đóng chai có bổ sung vi sinh y tế pha sẵn với đường để cứu hộ vùng lũ.

Thức ăn và thức uống nên có trữ khi gặp thiên tai
GẠO VÀ NƯỚC SẠCH

****1. TRỮ GẠO
Mình chia sẻ cách trữ gạo các cách sau phù hợp điều kiện hoàn cảnh gia đình.

  1. Nếu nhà có máy hút chân ko hoặc là nơi bán gạo có máy hút chân ko thì yêu cầu đóng gạo hút chân ko. Trong túi gạo đặt 1 túi hút oxi nhỏ để bảo quản gạo được lâu.

  2. Nếu ko có máy hút chân ko.
    Lấy than (rửa sơ, đem phơi nắng khô than).
    Gạo cho vào túi nilong dày hoặc, bình nhựa kín, hộp kín, cho nhiều than, tỏi và ớt khô nguyên trái. Đóng túi hoặc đóng hộp lại để vậy vài tháng ko sợ hư mốc hay mọt gì cả.
    Trong cơn lũ lụt là ko thể nấu cơm hay cháo nhưng trữ là để cho phần hậu lũ lụt ko bị chết đói.

  3. TRỮ NƯỚC SẠCH

  4. Khi thấy dự báo có bão, hoặc mưa lớn liên tục dài ngày ko ngớt, có cảnh báo xả lũ hoặc nguy cơ ngập úng cao….
    Tiến hành trữ nước lọc có uống trước đã, nước sinh hoạt tính sau.
    Chuẩn bị cỡ 5-10 bình đựng nước lọc (20l). Lọc nước sạch cho vào bình rồi đưa lên chỗ cao để đó. Trữ nhiều khi có hoạ thì giúp đc mình và giúp đc người. Nên ko lo là trữ chi mà nhiều dữ.

Hoặc: nếu ko trữ thì b tìm cách tự chế cách lọc nước (vấn đề này hơi bất tiện vì ko phải ai cũng có khả năng làm bể lọc nước cho ra nước lọc tốt ).
Cách tối ưu: mua Bình lọc nước bằng lỗi gốm ko sử dụng điện. Thêm ít than hoạt tính đã xử lý sạch cho thêm vào bình lọc nước.
Nhà mình tuy có máy nước kangel nhưng vẫn phòng ngừa có thêm bình lọc gốm xi cua để đó. Khi có việc sẽ phải dùng khi ko có điện.

Còn nước sinh hoạt thì trc khi có bão lũ, đưa nước lên bể chứa. Ngắt nước khi nước bị lũ ngập úng.
Hoặc có bể lọc thủ công sạn sỏi cát đá, than để lắng dùng tạm.

Những nhà mà thấp trũng quá, cách tốt nhất di tản lên nơi cao ở tạm vài ngày. Di chuyển đồ đạc quý giá cần thiết cho gia đình.
Khi có tin bão lớn, hậu bão thường mưa lớn gây lũ lụt, mất điện nước, tốt nhất cũng nên trữ tiền mặt thay vì để trong tk NH vì nếu cúp điện dài, cũng khó nói chuyện gì xảy ra trong tk mình lắm. Có tiền mặt thì hậu bão dễ mua đồ sửa lại nhà cửa.
Rút KN như bên TQ (ko tiền mặt, tiền trong tk thôi, phụ thuộc vào điện thoại, khi cúp điện dài ngày, đt hết pin nếu ko có cục sạc dự phòng thì sẽ ko thể mua thứ gì ko thanh toán chi tiêu được).
M thấy thị trường có loại sạc năng lượng mặt trời nữa đó. Hơn 2 chẹo gì đó. Nếu ko dùng loại sạc tích điện lưới thì dùng loại sạc tích điện NLMT cũng hay.

Thôi mình chia sẻ ít suy nghĩ về việc này. Còn làm gì và ntn là tuỳ ở mn, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh.

Thời thế - vận thời có chuyển hay ko? Thì mn cảm nhận biết.
Nhưng có điều dễ thấy là: Có những nơi chưa khi nào biết cảnh bão, lũ lụt ngập nước là gì nhưng nay đã bị những cảnh này làm tan hoang trong sự sốc, bất ngờ của mn.
Vậy nên, ko gì là ko thể xảy ra trong vận trình này.
“Ko lo xa, ắt sẽ buồn gần”

GẠO NGÂM NƯỚC CHO MỀM - RANG TRỘN ÍT ĐƯỜNG, ĐÓNG GÓI NILONG 500Gr- 1 KG LÀ CỨU CÁNH CHO NGƯỜI DÂN VÙNG LŨ CẦM CỰ

Thay vì chỉ chuẩn bị mì tôm, hãy ngâm thêm ít gạo ( gạo ngâm vài tiếng sau đó để ráo nước rang sẽ giòn mềm hơn) sau đó rang lên, trộn thêm chút đường làm lương khô dự trữ & cứu trợ cầm cự trong vùng bão lũ.

Bộ đội ngày trước đã dùng cách này để làm lương khô bám trụ trên chốt.

Khi không có cơm tiếp tế, không có lương khô hay gạo sấy thì nhai nắm gạo rang, chiêu nước hố bom cũng cầm cự chống đói được ít ngày.

Mì tôm ko thể nấu trong vùng ngập sâu, ko thể ăn sống vài ngày nhưng gạo rang trộn đường( gạo nếp càng tốt) rồi đóng bao nilon kín sẽ rất thuận tiện cho nhân dân vùng bị cô lập chia cắt do bão lũ.

Gạo rang cùng nước đóng chai sẽ là cứu cánh giúp nhân dân vùng lũ lụt ngập sâu cầm cự tạm thời

:writing_hand:Sunny st từ FB Quy Nguyên

Vui lòng share để lan toả cho các Hội nhóm cứu trợ chuẩn bị theo cách hay và gọn nhẹ này !