CÁCH DÙNG BỘT SẮN DÂY NGUYÊN CHẤT
Người miền Bắc làm ra thứ bột sắn dây rất công phu, nhưng hầu hết lại sử dụng sắn dây chưa đúng cách, dẫn đến sắn dây chỉ được hiểu đơn giản là để nấu chè, hoặc quấy sống với đường uống cho mát.
Ít ai hiểu sắn dây trong thực dưỡng được xếp vào nhóm thực vật dương nhất. Chữa các bệnh như cảm lạnh, đau bụng nhức đầu do trúng thực, ngộ độc rượu, giải nhiệt miệng,
giúp quân bình âm dương… rất nhanh.
Chỉ cần 2 đến 3 thìa nhỏ bột sắn dây hoà với một chút xíu nước lạnh, đánh cho tan hết bột khô, sau đó từ từ chế nước đun sôi 100 độ C vào quấy đều tay cho vừa độ sánh (không quá đặc, không quá loãng), rồi cho 1 đến 2 thìa cà phê nước tương tamari vào quấy đều, ăn khi nóng, đắp chăn thở mệnh môn (cuốn lưỡi lên hàm trên ngậm miệng lại, người nam lòng tay phải đặt vào giữa rốn, tay trái đặt lên tay phải, người nữ lòng bàn tay trái đặt vào giữa rốn, tay phải đặt lên tay trái, hít vào phồng bụng, thở ra xẹp bụng, nếu nghẹt mũi thì xoa chút tinh dầu bạc hà vào khẩu trang nằm thở đều trong vòng 30 phút), tránh gió, tránh quạt, đổ mồ hôi là cơ thể sẽ quân bình âm dương, bệnh nhanh chóng thuyên giảm.
Ở các vùng quê, không có tương tamari thì dùng muối hạt (không dùng muối tinh luyện) cũng vẫn hiệu quả. Nếu bệnh cảm cúm có virus, tắc nghẹt mũi, thì dùng máy sấy tóc hơ nóng huyệt đại chuỳ ở sau gáy. Huyệt này được kích hoạt sẽ sản sinh chất đề kháng.
Nếu cho thêm chút gừng tươi giã nát và 1 quả mơ muối vào thì rất tốt cho các bà mẹ mang thai mà gặp phải cảm cúm, không thể uống thuốc tây. Đây cũng là món canh dưỡng sinh, thải độc rất tốt nếu ăn vào mỗi bình minh.
Tại sao bột sắn dây tốt như vậy?
Bột sắn dây chủ về tỳ vị, mà tỳ vị thuộc thổ, thổ là mẹ của muôn vật. Tỳ thuộc vinh huyết, vỵ thuộc vệ khí. Vinh huyết vệ khí chính là nguyên khí. Bột sắn dây dùng đúng cách sẽ tác động vào nguyên khí, giúp quân bình âm dương.
P/s: Bạn nào thích ăn cháo tía tô, hành lá để giải cảm nắng, cảm lạnh có thể thêm một thìa sắn dây (hoà nước lạnh) cho vào quấy đều thì sẽ mau giải cảm, hạ sốt, thải độc.
( St )